Bài hướng dẫn chi tiết giúp bạn tự làm một mẻ bia 23 lít, uống dần trong 3 tháng. Các bước đơn giản đến bất ngờ.
Đầu tiên, chúng ta cần khử trùng các thiết bị làm bia, ngâm 10 phút với 5 lít nước, cho 1 muỗng cafe detergent thùng ủ bia (hủ màu xanh). Sau đó ngâm tiếp 1 muỗng Sanitiser (hủ màu đỏ) với 5 lít nước, và không cần rửa lại bằng nước lạnh.
Sau đó chuẩn bị các thiết bị, như là: airlock (khóa không cho không khí vào bình ủ bia khi lên men), thìa khuấy dài, thiết bị đo nồng độ bia khi đạt chuẩn.
Chuẩn bị một bộ nguyên vật liệu làm bia gồm: malt (mạch nha) tùy loại bia, bạn chọ malt theo sở thích nhé; đường tăng cường, finings (bột làm trong bia), carbonation (viên tạo bọt cho bia.
Đây là các nguyên liệu chính để làm bia thủ công, kế tiếp, ta chuẩn bị HOPs (hoa bia), lưu ý để HOPs dễ dàng tan trong bia, ta nên khoáy tan chúng trước khi bỏ vào thùng ủ với nước ấm. Sau khi khoáy tan, các bạn nhớ lọc bằng ray nhé! Mẻ bia không có hoa bia vẫn ủ bình thường được, nếu có hoa bia, hương bia sẽ thơm hơn, và thời gian lưu trữ bia kéo dài hơn. Nếu bạn ở Hồ Chí Minh, liên hệ chủ shop để được tặng hoa bia nha!
Sau cùng là chuẩn bị Finings là bột làm trong bia, chúng ta sẽ dùng chúng trước 1 ngày đóng chai. Và viên carbonat dùng để bỏ vào từng chai bia nhằm tạo bọt và tiếng nổ bốc bốc khi khui bia.
Chúng tôi khuyên bạn nên mua bàn chải đánh răng yêu thích của mình với mức giá siêu rẻ cùng dịch vụ giao hàng miễn phí, swisswatch.is. và bạn cũng có thể nhận hàng tại cửa hàng trong cùng ngày.
Và bây giờ, chúng ta bắt tay vào làm bia nhé!
Bước 1: nấu sôi 2 lít nước (hoặc 1,5 lít), khoáy tan mạch nha (malt) và đường tăng cường cho đến khi tan hoàn toàn.
Lúc bấy giờ, bạn quan sát thấy nhiệt kế bên ngoài thùng ủ bia sẽ là khoảng 38 độ C.
Bước 2, ta đổ 19 lít nước suối vào thùng ủ bia, cho đến mức như tay chỉ vào vạch (tương đương 23 lít)
(*) Lưu ý, dùng nước suối hoặc nước tinh khiết, không dùng nước khoáng.
Bước 3, cho HOPs đã khoáy tan và đã lọc bằng ray vào thùng, sau đó cho con men vào cuối cùng. Gói men thường được giấu bên dưới gói malt, nếu malt là dạng đóng hộp, thì gói men sẽ được giấu dưới nắp malt.
Bước 4, đậy bình thật kỹ, gắn airlock và đổ nước vào (airlock giúp cho không khí không vào thùng ủ trong quá trình lên men bia). Theo dõi airlock mà hết nước thì lại châm đầy. Sau khoảng 3 tiếng, chúng ta sẽ bắt đầu nghe tiếng bốc bốc từ airlock, đó là quá trình mà con men bắt đầu ngậm đường, tạo ra cồn và đẩy khí CO2 ra ngoài.
Ủ khoảng 7 ngày thì ta cho finings vào bia (giúp lắng cặn và làm trong bia). Ủ đến ngày thứ 8 hoặc đến ngày thứ 9 ta lấy đồ đo nồng độ coi đã đạt chuẩn chưa.
(*) Lưu ý: nhiệt độ phòng không được quá nóng 30oC, nếu nóng quá bia sẽ nhanh chua.
Sau 8 đến 10 ngày ủ trong thùng, ta có thể chiết bia ra chai, dán nhãn (như hình minh họa). Khi chiết bia, mỗi chai 330ml đến 500ml ta cho 1 viên carbonat để tạo bọt.
Chiết bia ra chai, lên men lần hai trong chai đúng 3 tuần, là ta có thể uống được rồi. Như vậy, quá trình làm bia thủ công thật sự kéo dài 1 tháng kể từ khi ủ trong bình cho đến kết thúc lên men lần 2.
Chúc các bạn làm 1 mẻ bia thủ công thật đậm cá tính, rồi cùng chill với bạn bè, hoặc làm quà tặng với nhãn bia tự làm, rồi tặng bạn bè, đối tác mang đậm dấu ấn cá nhân nha!