Mặc dù bản thân cây bụi Manuka có khả năng phục hồi, nhưng hoa Manuka cực kỳ nhạy cảm bởi những thay đổi nhỏ về khí hậu, lượng mưa và gió. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến các chú ong không thể thu hoạch trong khoảng thời gian hoa nở – điều này khiến cho giá mật ong Manuka đôi khi dao động.
Hơn nữa, sự phát triển của đô thị đã đẩy những bụi cây Manuka vào những vùng đất xa xôi, khó tiếp cận nhất của đất nước New Zealand. Đây cũng có thể là một điều tốt cho sự tồn tại của cây và chất lượng của Mật ong Manuka – tránh xa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các tiếp xúc khác của con người sẽ giúp Hoa Manuka, đàn ong và Mật ong Manuka khỏe mạnh và thì mới có MGO (chỉ số kháng khuẩn của mật ong Manuka).
Trên khắp New Zealand, các chương trình nông nghiệp tái sinh, họ ưu tiên trồng cây bụi Manuka ở những khu vực đất bị hư hại, bị sói mòn.
Đối với người nông dân, trồng cây bụi Manuka là một bộ lọc giúp giảm lượng nitơ. Gần các tuyến đường thủy, bụi cây Manuka cũng giúp ngăn chặn xói mòn, trong một nghiên cứu, giảm 65% các vụ lở đất liên quan đến bão trong khoảng thời gian 10 năm. Từ năm 2016 đến nay, tại New Zealand đã trồng hơn 6,4 triệu cây Manuka để tăng cường đa dạng sinh học và phục hồi các hệ sinh thái bản địa.
Tất cả đều nhằm mục đích tạo ra nhiều không gian không thuốc trừ sâu, không biến đổi gen, hoang dã và hoang sơ cho cả thực vật và loài ong phát triển.